0 - 18,440,000 đ        

Quấn motor 3 pha động cơ không đồng bộ rô to lồng sóc tại Đồng Nai

Cấu tạo và nguyên lý máy điện không đồng bộ 3 pha khá đơn giản về mặt kết cấu, làm việc chắc chắn, sử dụng và bảo quản thuận tiên. Bên cạnh đó, giá thành của máy điện loại này cũng rẻ hơn nhiều so với những loại khác nên được ứng dụng rất nhiều trên thược tế, đặc biệt là loại máy phát điện không đồng bộ 3 pha công suất dưới 100kW.

quan-motor-3-pha-dong-co-khong-dong-bo-ro-to-long-soc

Bất cứ stato nào trước khi tháo các cuộn dây đã bị cháy ra để quấn mới, phải lấy dấu để vẽ sơ đồ đấu dây. Tùy theo điều kiện cụ thể và kinh nghiệm của từng người mà cách lấy dấu có khác nhau.

Bước 1:

Ghi lại nhãn hiệu gắn trên động cơ, trong đó những số liệu: điện áp sử dụng, hộp nối dây nối hình sao hay hình tam giác, tốc độ quay định mức là bao nhiêu. Từ đó sẽ biết được số cực 2p của dây quấn stato (với f = 50 Hz).

   - Nếu n1 ~ 3000 vòng/phút thì 2p = 2

   - Nếu n1 ~ 1500 vòng/phút thì 2p = 4

   - Nếu n1 ~ 1000 vòng/phút thì 2p = 6

   - Nếu n1 ~ 750 vòng/phút thì 2p = 8

   - Nếu n1 ~ 600 vòng/phút thì 2p = 10,…

Đếm tổng số rãnh z1 của stato, thường số rãnh z của động cơ 3 pha là: 18, 24, 27, 30, 36, 42, 48, 54, 60, 72.

Cần quan sát xem stato quấn kiểu gì? Kiểu đồng tâm (hình 3-14), hiểu đồng khuôn (hình 3-22) hay kiểu quấn 2 lớp (hình 3-23).

Dây quấn bọc sợi hay dây men, cỡ dây bao nhiêu? Có dấu song song không? Muốn vẽ sơ đồ còn phải biết:

   - Bước quấn y tức là quãng hạ dây bin gồm mấy rãnh.

   - Những bin hoặc tổ đấu dây nối với nhau cách mấy rãnh gọi là bước đấu dây yd.

   - Các đầu dây vào (A – B – C hoặc U – V – W) và các đầu dây ra (X – Y – Z) ở những rãnh nào?

Bước 2:

Dùng các ký hiệu và ghi số thứ tự các rãnh để vẽ sơ đồ số:

   - Bước quấn dây y ký hiệu bằng dấu X

   - Bước đấu dây yđ ký hiệu bằng dấu +

Nếu bộ dây quấn kiểu 2 lớp thì:

   - Đầu dây ở lớp trên, ký hiệu số có gạch ở trên

   - Đầu dây ở lớp dưới, ký hiệu số có gạch ở dưới (28)

   - Lấy dấy từng pha:

Từ đầu vào pha A, đến đầu ra cuối là X.

Từ đầu vào pha B, đến đầu ra cuối là Y.

Từ đầu vào pha C, đến đầu ra cuối là Z.

Quan sát kỹ từng đầu dây, từng mối nối, nếu cần thì dùng đèn thử hoặc đồng hồ ôm kế để đo thông mạch, ghi tất cả vào sổ tay (ở hiện trường) thành sơ đồ số.

Bước 3 :

   - Dùng sơ đồ số để vẽ lại bằng sơ đồ tròn hoặc sơ đồ khai triển (trải rộng) sẽ được một sơ đồ cấu tạo của các cuộn dây stato.

   - Nếu gặp phải stato dây quấn quá nhỏ, cậy lên để đo đạc rất dễ bị đứt, những bin bị chạm, nổ đứt các mối đấu dây, những động cơ bị mất hết cuộn dây thì phải tự chọn lấy kiểu quấn cho phù hợp, tùy yêu cầu thực tế mà chọn một trong 3 kiểu quấn phổ biến sau đây :

     + Kiểu quấn đồng tâm có đặc điểm là các bin dây có hình dạng to nhỏ khác nhau (mỗi bin hơn kém nhau hai rãnh) và được quấn liền thành từng tổ thường gọi là quấn dính đôi, dính ba,… Kiểu đồng tâm dễ quấn, dễ lồng và dễ đấu dây, cuộn dây khi hỏng dễ sửa chữa, lót cách điện đơn giản nhưng có nhược điểm là phải làm nhiều khuôn, tốn nhiều dây quấn. Các cuộn dây của 3 pha có loại không cùng nằm trên một mặt phẳng nên tổng trở của từng pha thường không bằng nhau, khi cần đầu song song (a >=2) không thuận lợi và không tốt.

     + Khi hạ dây kiểu quấn đồng tâm một mặt phẳng thường có một số bin chờ, chỉ hạ 1/2 dưới, hạ liền cà một tổ, để cách một số rãnh (bằng số bin của một tổ) rồi hạ tiếp tổ khác, tuần tự cho đến hết các bin, cuối cùng mới hạ các nửa trên của bin chờ.

     + Kiểu quấn đồng khuôn  thì dây quấn rất đối xứng, chỉ cần làm một khuôn hình thang cho cả stato, nhưng khi hạ dây xuống rãnh cũng phải có một số bin “để chờ” chiếm phạm vi một bước cực. Quá trình hạ dây cứ cách một rãnh hạ một bin cho đến hết vòng trong stato. Các cạnh trên của bin chờ gây khó khăn cho việc lồng dây, khi cần sửa chữa lại phải nâng các cạnh trên này rất trở ngại, dễ hỏng dây. Tuy có nhược điểm là hạ dây, đấu dây, sửa chữa khó hơn kiểu quấn đồng tâm nhưng lại tiết kiệm được dây điện từ và có thể bố trí bước ngắn.

     + Kiểu quấn hai lớp thường gặp ở những động cơ Nhật bãi, những động cơ điện hạ thế trên 10kW, khác với hai kiểu trên là tổng số bin bằng 1/2 số rãnh của stato, riêng kiểu quấn hai lớp có đặc điểm là tổng số bin bằng số rãnh z1 của stato. Kiểu quấn này cũng chỉ cần một cỡ khuôn nhưng hạ dây khó khăn, vì cũng phải có một số bin chờ mà trong rãnh lại đầy (hệ số lấp đầy không được cao) do phải lót cách điện giữa hai lớp dây của hai bin khác nhau trong cùng một rãnh.

     + Quá trình hạ từng bin (không cách) liên tiếp cho đến hết bộ dây. Máy điện xoay chiều phổ thông thường dùng kiểu quấn hai lớp vì dễ bố trí cuộn dây bước ngắn (có thể rút ngắn một vài rãnh), dễ đấu song song khi cần thiết. Thường chọn bước ngắn (y = 0,8) để cải thiện dạng đường cong sức điện động và từ trường do dây quấn sinh ra gần hình sin nhất, động cơ chạy êm tốt.

Chỉ chọn bước ngắn nhiều nhất là 2/3, nếu lấy bước quấn dây ngắn hơn nữa sẽ làm giảm hệ số quấn dây.

Kiểu quấn hai lớp tiết kiệm dây (khi chế tạo hàng loạt có thể cơ giới hóa), khi tính toán chọn số vòng của một pha rất thuận lợi khi cần điều chỉnh tỷ lệ giữa phụ tải điện và phụ tải từ, ngoài ra có khả năng bố trí sơ đồ dễ hơn khi q là phân số.

Sửa điện máy Biên Hòa chuyên cung cấp dịch vụ sữa chữa bảo trì hệ thống motor điện cho công ty ở Biên Hòa, Đồng Nai. Chúng tôi sẽ làm hài lòng các yêu cầu của bạn và đảm bảo các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi luôn đáp ứng được những tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng. Hãy liên hệ cho chúng tôi để đượ tư vấn thêm về quấn motor 3 pha động cơ không đồng bộ rô to lồng sóc tại Đồng Nai

DỊCH VỤ SỬA CHỮA ĐIỆN MÁY BIÊN HOÀ

Đia Chỉ : KP.Hương Phước, P.Phước Tân, Biên Hoà, Đồng Nai, Việt Nam

Hotline: 0907 049 805

Email : [email protected]

Website.https://suadienmaybienhoa.com

 
TIN TỨC KHÁC
  • Vui lòng đợi ...

    Đặt mua sản phẩm

    Xem nhanh sản phẩm